Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Chuyên luận nhỏ về những phẩm hạnh lớn
4.5
1282
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảAndré Comte-Sponvilee
ISBN9786049850448
ISBN điện tử9786043402322
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2013
Danh mụcAndré Comte-Sponvilee
Số trang400
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

1) Tác giả

Andre Comte-Sponville: Cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm, thạc sĩ triết học. Andre Comte-Sponville giảng dạy tại trường Đại học Paris 1 (Panthéon-Sorbonne). Ông có hai tác phẩm khác được PUF xuất bản là Luận về thất vọng và thanh thảnTừ điển triết học.

2) Tác phẩm 

   Ngày nay, người ta ít nói về phẩm hạnh. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không còn cần đến phẩm hạnh hay cho phép mình bỏ qua các phẩm hạnh. Spinoza từng nói, truyền dạy phẩm hạnh tốt hơn là lên án thói hư tật xấu: niềm vui tốt hơn nỗi buồn, ngưỡng mộ tốt hơn khinh thị, gương sáng tốt hơn điều xấu hổ.

   Phẩm hạnh là gì? Đó là một hoạt lực đang hành động hoặc có khả năng hành động. Chẳng hạn phẩm hạnh của một cây thuốc hay của một loại thuốc là chữa bệnh, phẩm hạnh của một con dao là chặt cắt, phẩm hạnh của một con người là mong muốn và hành động theo nhân tính. Những ví dụ này được các triết gia Hi Lạp đưa ra nhằm khái quát điều căn bản của phẩm hạnh: đó là một hoạt lực, nhưng là một hoạt lực đặc thù. Phẩm hạnh của cây trị điên khác phẩm hạnh của cây độc cần, phẩm hạnh của con dao khác phẩm hạnh của cái lưỡi xới, phẩm hạnh của con người khác phẩm hạnh của con hổ hay con rắn. Phẩm hạnh của một vật là cái làm nên giá trị của vật đó, nói cách khác, là khả năng ưu việt của riêng nó: con dao tốt là con dao chặt cắt sắc bén, phương thuốc tốt là phương thuốc chữa bệnh hiệu quả, thuốc độc tốt là thuốc độc làm chết nhanh…

    Vấn đề không phải đưa ra các bài học đạo đức mà là giúp cho mỗi chúng ta trở thành người thầy của riêng mình và là thẩm phán duy nhất của mình. Nhằm mục đích gì? Để nhân đạo hơn, mạnh mẽ hơn, dịu dàng hơn. Phẩm hạnh là uy lực, là tinh túy, là sự đòi hỏi cao. Phẩm hạnh là những giá trị tinh thần của chúng ta, những giá trị đã được hóa thân và trải nghiệm qua hành động: những giá trị vừa nhiều như những hạn chế mà chúng ta phải đấu tranh hay uốn nắn, vừa đặc biệt như mỗi cá nhân chúng ta. Không có cái Thiện tự thân: điều tốt không tồn tại mà phải làm điều tốt, đó gọi là phẩm hạnh. Đối tượng của chuyên luận này chính là các phẩm hạnh ấy: 18 mục bàn về 18 phẩm hạnh, từ lễ phép đến tình yêu, những phẩm hạnh mà chúng ta thiếu (nhưng không thiếu hoàn toàn, bởi nếu thiếu hoàn toàn thì làm sao chúng ta có thể suy nghĩ về chúng), những phẩm hạnh soi rọi cho chúng ta.”

    Cuốn sách mở đầu bằng một phẩm hạnh chưa hẳn thuộc về đạo đức là lễ phép và kết thúc bằng một phẩm hạnh không còn thuộc về phạm trù đạo đức là tình yêu. Đây là chủ ý của tôi và đã được cân nhắc kĩ. Thứ tự các danh mục còn lại cũng không phải hoàn toàn ngẫu nhiên: chúng được sắp xếp theo cảm quan hay những yêu cầu về giáo dục học, đạo đức học và mĩ học chứ không theo ý muốn mang tính suy luận hay trật tự trên dưới. Một chuyên luận về phẩm hạnh không phải là một hệ thống phân loại đạo đức, nhất là với một chuyên luận khiêm tốn như thế này; vấn đề đạo đức ở đây được đề cập dưới góc độ ứng dụng hơn là lí thuyết, sinh động hơn là tự biện. Vả chăng, nói đến đạo đức thì việc áp dụng vào cuộc sống chẳng phải là quan trọng nhất hay sao?

 

Xem đầy đủ

Lời nói đầu  

1.         Lễ phép  

2.         Chung thủy  

3.         Cẩn trọng  

4.         Tiết độ  

5.         Quả cảm    

6.         Công bằng  

7.         Hào hiệp  

8.         Trắc ẩn  

9.         Khoan dung  

10.       Biết ơn  

11.       Khiêm nhường  

12.       Đơn giản  

13.       Bao dung  

14.       Thuần khiết 

15.       Dịu dàng  

16.       Thành thực  

17.       Hài hước  

18.       Tình yêu  

Bảng phân tích  

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1006
Đang trực tuyến:
0
Khách:
1
Số lượng sách:
4979