Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Khoa học phụng sự cách mạng (Tập 2)
4.5
299
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảTrần Phương
ISBN điện tử9786043409536
Khổ sách19 x 27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2023
Danh mụcTrần Phương
Số trang440
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Cuốn sách này tập hợp một số công trình nghiên cứu khoa học của GS Trần Phương – nhà kinh tế học hàng đầu của nước ta cả trong lĩnh vực lý luận, đường lối chính sách phát triển và quản lý thực tiễn nền kinh tế Việt Nam trong thời gian từ những năm 1960 cho đến nay.

Từ cán bộ hoạt động thời kỳ tiền khởi nghĩa 1945, GS Trần Phương đã chuyển sang công tác nghiên cứu khoa học, được các nhà nghiên cứu biết đến nhiều hơn từ năm 1957 khi GS được Đảng điều về trực tiếp giảng dạy cho lớp đào tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng tại Trường đảng Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). GS Trần Phương được bổ sung vào đảng ủy Học viện, là Chủ nhiệm Khoa Kinh tế. Tại đây, GS Trần Phương giảng dạy và nghiên cứu, phát hiện nhiều bất cập trong các chính sách kinh tế, một số điều chưa ăn khớp giữa lý luận kinh tế học xã hội chủ nghĩa nói chung và thực tiễn Việt Nam để đưa ra các ý tưởng mới rất sâu sắc về lý luận kinh tế học áp dụng cho Việt Nam – một nước chậm phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đầu năm 1959, Ông được điều về Ủy ban Khoa học Nhà nước (sau là Ủy ban Khoa học Xã hội) trực tiếp làm Phó Viện trưởng, rồi Viện trưởng Viện Kinh tế học; ít lâu sau kiêm chức vụ Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong suốt những năm đất nước vừa làm nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa chiến đấu chống Mỹ - ngụy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ông là nhà nghiên cứu kinh tế đi tiên phong trong việc đề xuất những ý tưởng táo bạo, đột phá về đường lối phát triển kinh tế, gợi mở con đường đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Các công trình nghiên cứu của Ông đưa ra những kiến giải sâu sắc về con đường công nghiệp hóa, về vai trò tạo tích lũy ban đầu ở một nền kinh tế chủ yếu còn là tiểu nông lạc hậu, về cách thức để chuyển nền kinh tế ấy lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề cốt lõi trong phát triển nông nghiệp như chế độ sở hữu và quản lý ruộng đất, chính sách phát triển nông thôn ở hai miền Bắc và Nam trong thể chế chính trị đối lập đã được Ông phân tích, so sánh, phê phán, phản biện từ các góc nhìn chính trị, kinh tế, pháp lý và quản lý thực tế. Ông đã “lách mũi dao nhọn sắc” của khoa học để mổ xẻ các vấn đề khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng của thế giới tư bản chủ nghĩa như thể chế tiền tệ - tài chính, sức mạnh và những mâu thuẫn kinh tế mang tính bản chất của tên đế quốc khổng lồ Mỹ, vạch ra những giới hạn và điểm yếu của nó trong khi tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là những kết luận khoa học có giá trị làm luận cứ cho quyết sách chiến lược dài hạn của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, tiến tới thống nhất đất nước.

Là một trợ lý của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn từ năm 1965, GS Trần Phương đã đóng góp nhiều ý kiến về đường lối, chủ trương phát triển kinh tế, góp phần vào việc biên tập cuốn “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng” của đồng chí Lê Duẩn, trong đó thể hiện các quan điểm chỉ đạo về vấn đề về tích lũy tiêu dùng, con đường công nghiệp hóa, thay đổi cơ cấu kinh tế, cũng như nhiều vấn đề xây dựng và phát triển đất nước khác 
Từ những năm 1970, được giao trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành lĩnh vực kế hoạch hóa, rồi thương mại, phân phối lưu thông, bằng các luận cứ khoa học chặt chẽ và kinh nghiệm chỉ đạo và quản lý thực tiễn phong phú, Ông đã cùng các cộng sự đưa ra những giải pháp, quyết sách đột phá, mạnh mẽ nhằm tập trung ưu tiên đầu tư có trọng điểm trong nền kinh tế, phá bỏ những rào cản đối với việc phát huy động lực kinh tế và cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động. Những sáng kiến đổi mới đó có tác dụng như những “nhát búa” phá vỡ những mảng tường kiên cố của thể chế kinh tế quan liêu, cứng nhắc cũ, mở đường cho các luồng gió mới của kinh tế thị trường ùa vào, làm sống động hoạt động sản xuất - kinh doanh 
GS Trần Phương với đức độ và trí tuệ thông thái đã thu hút và kết nối các nhà kinh tế nước nhà thành lập Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, được Chính phủ phê chuẩn năm 1975. Hội đã thực hiện tốt nhiệm vụ ngoại giao nhân dân, thắt chặt quan hệ hợp tác giữa các nhà kinh tế Việt Nam với giới học thuật kinh tế Đông Nam Á và thế giới. Cùng tập thể các nhà kinh tế lý luận và thực hành thuộc thế hệ lão thành, GS Trần Phương đã truyền cảm hứng tới hàng nghìn hội viên trong các hội thành viên ở các ngành, địa phương và các chi hội trong các hoạt động đưa khoa học vào đời sống thực tế với nhiều thành quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, dưới sự chủ trì của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hội, “Thời báo Kinh tế Việt Nam” (nay là Tạp chí Kinh tế Việt Nam) và “Trường Đại học dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội” (nay là Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) đã được thành lập, hoạt động có hiệu quả và trở thành những đơn vị có thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực truyền thông và giáo dục đại học ngoài công lập.

Có thể nói rằng trong suốt cuộc đời của mình từ khi còn thanh niên cho tới tuổi bách niên – dù ở cương vị người chiến sĩ, nhà nghiên cứu, người lãnh đạo, nhà quản lý hay thầy giáo – GS Trần Phương đã luôn đứng ở vị trí tiên phong, mang hết tâm huyết của mình đóng góp trực tiếp vào cuộc chiến đấu của dân tộc chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, vì độc lập dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước giàu mạnh, vì sự phát triển các thế hệ trẻ của đất nước. Các công trình nghiên cứu khoa học của Giáo sư là những sản phẩm minh chứng cho tinh thần hết lòng phụng sự sự nghiệp cách mạng. Đó cũng là những công trình nghiên cứu khoa học mẫu mực mà nhiều thế hệ có thể học hỏi, đặc biệt nghiên cứu về lịch sử tư duy kinh tế và những bài học từ kinh nghiệm của cha ông. 

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Khoa học phụng sự cách mạng của GS Trần Phương, do nhà xuất bản Tri thức ấn hành. Cuốn sách gồm có 2 tập. Tập 1 là tập hợp các công trình nghiên cứu khoa học của GS Trần Phương trong khoảng thời gian từ năm 1961-1971; Tập 2 là tập hợp các công trình nghiên cứu của GS Trần Phương trong khoảng thời gian từ 1973-2014.
 

Xem đầy đủ
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1006
Đang trực tuyến:
0
Khách:
1
Số lượng sách:
4979