Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Nền dân trị Mỹ
4.5
1242
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảAlexis De Tocqueville
ISBN9786049903601
ISBN điện tử9786043401479
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcAlexis De Tocqueville
Số trang808
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Cuốn sách này không thực sự nhằm vào một đối tượng nào. Khi viết sách này, tác giả không quan tâm phục vụ hoặc chống lại bất kỳ phe phái nào. Tác giả tìm cách hiểu thấu vấn đề không theo cách làm cho nó khác đi mà theo cách nhìn xa hơn các phe phái. Và trong khi các phe phái lo toan đến ngày mai thì tôi muốn lo nghĩ cho tương lai.

Theo tác giả, nền dân trị  hứa hẹn được những gì cho tương lai là tuỳ thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề còn nóng bỏng tính thời sự:

- Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trí đến đâu?

- Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với  thể chế chính trị đại diện?

- Xã hội hiện đại đứng trước nguy cơ nào khi sự thờ ơ, tính phi chính trị và xu hướng trở về với cuộc sống riêng tư ngày càng gia tăng trong nhân dân?

- Làm sao cân đối được mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế, giữa cá nhân và xã hội: hay nói cách khác, giữa tự do và bình đẳng?


 

Tác giả của bộ sách đồ sộ “Nền dân trị ở Mỹ” (1835/40) - được Phạm Toàn dày công dịch sang tiếng Việt - là một khuôn mặt lạ thường.

Ở Mỹ, từ lâu, ông đã trở thành một huyền thoại, một thần tượng, vì được xem là đã hiểu nước Mỹ hơn cả người Mỹ, và tác phẩm này của ông – bên cạnh bản Tuyên Ngôn độc lập và Hiến Pháp Hoa Kỳ – được tôn thờ gần như là một thứ “tôn giáo chính trị”.

Vào đầu thế kỷ XXI, vẫn còn có rất nhiều trí thức Mỹ tự nhận là môn đồ của ông: “We are all Tocquevillians now”!

Ở Châu Âu, tuy tên tuổi và tác phẩm của ông ít phổ biến hơn so với ở Mỹ, ông vẫn thường được khen là “Montesquieu của thế kỷ XIX”, và trong mọi cuộc thảo luận về chính trị học hiện đại, ông vẫn được xem trọng bên cạnh các tên tuổi lớn của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX: John Stuart Mill, Karl Marx, Auguste Comte, Max Weber…

Người ta không chỉ kinh ngạc về tài “tiên tri” địa-chính trị của ông: một trăm năm trước khi bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh, ông đã tiên đoán sự đối đầu “phân cực” giữa hai siêu cường Nga-Mỹ. Nhiều người còn nhìn ông như một hiện tượng khá nghịch lý: một nhà quý tộc lại đi tán thành dân chủ; một người Pháp lại quan tâm và khen ngợi người Mỹ; một trí thức tự do, không có tín ngưỡng lại nhấn mạnh sự cần thiết của tôn giáo… Nhưng, đó chỉ mới là cảm tưởng ban đầu. Đi sâu tìm hiểu, ta càng ngạc nhiên về tầm nhìn xa của ông.

Có thể nói, với Tocqueville, việc nghiên cứu và trầm tư về nền dân trị đã thực sự bước vào một giai đoạn mới. Trong bối cảnh rối ren và hoang mang của Châu Âu đương thời, ông đề ra một luận điểm dũng cảm: “Les jeux sont faits” (Ván bài đã ngã ngũ), thắng lợi của nền dân trị là không có gì có thể ngăn cản được và sớm muộn sẽ là chung quyết và bất khả vãn hồi. Vấn đề còn lại là phải tìm hiểu, phân tích, suy tưởng và dự báo về mọi khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực của nó. Nhận thức ấy là kết quả thu hoạch được sau chuyến “du khảo” của ông ở Mỹ, được ông tổng kết trong tác phẩm đầu tay này, một tác phẩm đã nâng ông lên hàng ngũ các nhà kinh điển của khoa chính trị học.

Xem đầy đủ

Mốc niên biểu tiểu sử de Tocqueville

Alexis de Tocqueville và sự trầm tư về nền dân trí (Bùi Văn Nam Sơn)

Thư mục chọn lọc

Lưu ý

Lời dẫn nhập

Phần I.

Chương I. Cấu hình bề mặt của Bắc Mỹ

Chương II. Về điểm xuất phát và tầm quan trọng của nó đối với tương lai người Mỹ gốc Anh

Lý giải một số điểm đặc biệt trong luật pháp và tập tục của người Mỹ gốc Anh

Chương III. Trạng thái xã hội người Mỹ gốc Anh

Điều nổi bật của trạng thái xã hội người Mỹ gốc Anh là sự dân chủ mang tính bản chất

Hệ quả chính trị của trạng thái xã hội người Mỹ gốc Anh

Chương IV.

 Về nguên lý nhân dân tối thượng ở nước Mỹ.

Chương V

Cần thiết phải nghiên cứu những gì đã xảy ra ở các bang riêng rẽ trước khi nói đến chính quyền liên bang

Hệ thống công xã nước Mỹ

Khu vực hành chính của công xã

Quyền hành của công xã ở New - England

Cung cách tồn tại của công xã

Về tinh thần công xã tại New - England

Phần II

Chương I.

Làm sao có thể nói một cách chặt chẽ là ở Hoa Kỳ chính nhân dân là người cầm quyền

Chương II.

Về các chính đảng ở Hoa Kỳ

Về những tàn dư của đảng của phe quý tộc tại Hoa Kỳ

Chương III. Về tự do báo chí ở Hoa Kỳ

Chương IV. Về việc lập đoàn thể chính trị ở Hoa Kỳ

Chương V.

Về chính quyền dân trị ở nước Mỹ

Về phổ thông đầu phiếu

Về những chọn lựa của nhân dân và về những bản năng dân chủ của người Mỹ trong những chọn lựa của họ

Về những nguyên nhân khiến cho những bẳn năng dân chủ đó có thể được chỉnh sửa đôi chút

Ảnh hưổng của nền dân trị Mỹ đối với các bộ luật bầu cử

Về các công chức dưới thời nền dân trị Mỹ

Phần III. Ảnh hưởng của nền dân trị đến sự vận động về tinh thần và trí tuệ tại Hoa Kỳ

Chương I. Về phương pháp triết học của người Mỹ

Chương II. Suối nguồn căn bản của các tín ngưỡng ở những quốc gia dân chủ

Chương III. Tại sao người Mỹ có nhiều năng lực và thị hiếu đối với những tư tưởng tổng quát hơn là người Anh - cha ông của họ

Chương IV. Tại sao người Mỹ không bao giờ đam mê những ý tưởng tổng quát thuộc lĩnh vực chính trị như người Pháp

Phần IV. Ảnh hưởng của nền dân trị đến sự vận động về tinh thần và trí tuệ tại Hoa Kỳ

Chương I. Vì sao các quốc gia dân trị lại bộc lộ một tình yêu nhiệt tình và bền vững đối với bình đẳng hơn là đối với tự do

Chương II. Về chủ nghĩa cá nhân trong các quốc gia dân chủ

Chương III. Vì sao chủ nghĩa cá nhân lại mạnh vào lúc cách mạng dân chủ mới hoàn thành hơn là vào thời kỳ khác

Phần V. Ảnh hưởng của nền dân trị đến các tập tục

Chương I. Vì sao khi các điều kiện càng được bình đẳng thì các tập tục càng trở nên dễ chịu

Chương II. Vì sao nền dân trị lại khiến cho những quan hệ thông thường giữa người Mỹ với nhâu trở nên đơn giản và thoải mái hơn

Chương III. Vì sao người Mỹ khi ở trong nước thì ít mẫn cảm mà sang Pháp lại mẫn cảm hơn nhiều

Phần VI. Về ảnh hưởng của những tư tưởng và tình cảm dân chủ đến đời sống chính trị nước Mỹ

Chương I. Quyền bình đẳng tự nhiên tạo ra cho con người sự thích thú đối với những thiết chế tự do

Chương II. Suy nghĩ của nhân dân các nước dân chủ về chính quyền tự nhiên tạo thuận lợi cho sự tập trung các loại quyền lực

Chương III. Tình cảm của những người dân chủ phù hợp với tư tưởng của họ và giúp họ tập trung được quyền lực

...

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1006
Đang trực tuyến:
0
Khách:
1
Số lượng sách:
4995