Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Sâu xa hơn nguyên tắc không đổi
4.5
577
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảSigmund Freud
ISBN9786049439490
ISBN điện tử97860434013251929
Khổ sách11 x 17 cm
Năm xuất bản (tái bản)2018
Danh mụcSigmund Freud
Số trang164
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

 

1.Tác giả

Tác giả Sigmund Freud là một nhà phân tâm học người Áo được biết tới nhiều nhất bởi đóng góp vào sự phát triển của cả lý thuyết và thực hành các kỹ thuật phân tích tâm lý. Freud đồng thời được xem là cha đẻ của phân tâm học - môn khoa học nghiên cứu về phần vô thức của con người, khiến cho nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của việc chữa bệnh tâm thần theo cách truyền thống. Tới ngày hôm nay, cuộc tranh luận về lý thuyết phân tâm học vẫn chưa ngã ngũ, có rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít những kẻ phản đối kịch liệt. Được xem như một môn khoa học chính thống của thế kỷ 19, phân tâm học trước hết đi tìm hiểu những hành vi điên loạn, thoạt đầu các nhà phân tâm học sẽ hỏi về những giấc mơ của bệnh nhân và sau cùng là các cơ chế tâm lý xây dựng từ lúc bé cho tới lúc trưởng thành. Được đào tạo như một nhà khoa học, Freud trở thành bác sĩ vào năm 1882, ông quan tâm tới thôi miên và phát triển các ý tưởng đột phá trong chữa trị tâm thần từ khoảng 1890. Vào năm 1933, các tác phẩm của ông bị đốt hết dưới chính quyền Nazi, và Freud phải rời bỏ Áo tới London vào năm 1938, nơi ông mất ngay sau đó một năm.

2. Tác phẩm

Trong cuốn sách này, Freud chứng minh rằng nếu như chúng ta đẩy đến cùng cái  logic, nguyên tắc đầu tiên này dẫn chúng ta đến một cái “Sâu xa hơn” không thể bác bỏ: “xung năng chết”[1]. Cái chết dường như không chỉ là kì hạn không thể khác của mọi sự sống, mà phiền toái hơn, còn là cái đích cuối cùng của sự sống. Đây chính là kết luận mà ông đạt tới ở những trang cuối trong chứng minh của mình: “Niềm tin mà chúng tôi đã có được, niềm tin rằng đời sống tâm trí, thậm chí có thể là đời sống thần kinh nói chung, bị  thống trị bởi xu hướng hạ thấp, duy trì sự bất biến và gạt bỏ căng thẳng bên trong do các kích thích gây ra (bằng nguyên tắc Nirvana, nếu chúng ta sử dụng cách diễn tả của Barbara Low), niềm tin ấy theo chúng tôi là một trong những lí do mạnh mẽ nhất làm cho chúng tôi tin vào sự tồn tại của xung năng chết”.

Chính sự thật này là điều mà Freud mời chúng ta khám phá từng bước trong suốt phần lớn nội dung tiểu luận. Nhưng sự thật này lại che giấu/che phủ một sự thật khác, cũng quan trọng như vậy, và sự thật ấy sẽ là nội dung của phần cuối cuốn sách: nếu như sự sống vẫn tiếp nối, bất chấp xung năng chết, là bởi vì có những sức mạnh khác kháng cự xung năng này, đó là “xung năng sống” hay “xung năng sinh tồn”.

 

[1] Chúng ta cần chú ý để không hiểu cụm từ “xung năng chết” là một sức mạnh dẫn con người đến việc giết người. Ngay cả khi, sau này, Freud đưa vào đây (đưa vào khái niệm xung năng chết) xung năng phá hủy và xung năng gây hấn thì xung năng chết, trong bài viết này, trước hết là một xung năng nói đến sự hoạt động bên trong của mỗi chúng ta (Laplanche đề cập “xung năng đi đến cái chết hoặc xung năng làm cho mình chết”). Sự hoạt động bên trong này làm cho chúng ta hướng đến cái chết nhưng không biết đến điều đó bởi vì chúng ta cảm thấy là mình đang hướng đến sự sống. Nhưng, và đây là điều Freud sẽ chứng minh trong bài viết này, đằng sau trải nghiệm này, cái vẻ bề ngoài này - cũng là thực tiễn này bởi vì những sức mạnh của sự sống đối lập với xung năng chết và buộc nó phải lùi kì hạn lại - còn có một thực tiễn khác, một xu hướng bị lờ đi bởi vì “quá trình sống của cá thể, vì những lí do bên trong, hướng đến sự bằng lặng của các căng thẳng hóa học tức là cái chết”, quá trình đặt cái chết như là mục đích cuối cùng của mỗi cuộc đời.

Xem đầy đủ

Lời giới thiệu  

1. Nguyên tắc khoái cảm  

2. Nguyên tắc khoái cảm và chứng nhiễu tâm sang chấn.
Nguyên tắc khoái cảm và trò chơi của trẻ em  

3. Nguyên tắc khoái cảm và sự chuyển di xúc cảm

4. Cơ chế phòng vệ chống lại các kích thích bên ngoài
và sự thất bại của chúng. Khuynh hướng lặp lại

5. Sự bắt buộc lặp lại.
Trở ngại đối với nguyên tắc khoái cảm  

6. Tính nhị nguyên (nhị tính) của các xung năng.
Xung năng sống và xung năng chết

7. Nguyên tắc khoái cảm và xung năng chết

Index                      

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1006
Đang trực tuyến:
0
Khách:
1
Số lượng sách:
4979