Tác giả | Vladimir Soloviev |
ISBN | 9876043400427 |
ISBN điện tử | 9786043402865 |
Khổ sách | 16 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2022 |
Danh mục | Vladimir Soloviev |
Số trang | 398 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Nổi tiếng bởi nền văn học kỳ vĩ của mình, nước Nga cũng có một nền triết học sâu sắc và độc đáo, nhuần thấm bản sắc dân tộc và chan chứa ý nghĩa toàn nhân loại. Trong dòng chủ lưu, đó là triết học tâm linh - tín ngưỡng, triết học về cái thiêng, cái chân tồn và vĩnh tồn, về những lợi ích và mục tiêu cao nhất của nhân sinh. Trong nền triết học ấy, Vladimir Soloviev (1853-1900) chiếm giữ vị trí cao quý đặc biệt. Theo sự đánh giá nhất trí của công luận, ông là triết gia lớn nhất của nước Nga, một tên tuổi xứng đáng đặt ngang hàng với những cây đại thụ của triết học thế giới thuộc mọi thời đại. Triết học nhân bản chân chính, luôn luôn hướng tới cái tận Chân, tận Thiện, tận Mỹ của Soloviev, kinh qua những thăng trầm lịch sử, giờ đây đương phát huy mạnh mẽ sức sống, sức ảnh hưởng và cộng hưởng trong đời sống tinh thần của loài người hiện đại. Có thể thấy rõ điều này qua việc các tác phẩm của Soloviev được dịch ra hàng chục ngôn ngữ Đông-Tây, di sản tinh thần của ông được nghiên cứu chuyên sâu ở nhiều nước phát triển, trở thành đối tượng bàn luận sôi nổi tại các hội thảo và hội nghị quốc tế, kể cả những đại hội triết học thế giới.
Được phú bẩm nhiều tài năng xuất chúng, Soloviev ngoài địa hạt triết học còn thể hiện mình như một nhà thần học sâu sắc, có tư duy độc lập, một cây bút chính luận kiệt xuất, một nhà mỹ học và phê bình văn học ưu tú và một nhà thơ tài hoa, mà thi phẩm đã trực tiếp cổ vũ sự ra đời cả một trào lưu văn chương mới - chủ nghĩa tượng trưng Nga.
Lời nói đầu cho lần xuất bản thứ nhất
Ý nghĩa luân lý của cuộc sống trong khái niệm sơ bộ
Dẫn luận: Triết học đạo đức như một khoa học độc lập
Chương một: Những dữ liệu nguyên khởi của đạo đức
Chương hai: Những nguyên lý hư tưởng của triết học thực tiễn
(Phê phán thuyết duy hạnh phúc dưới những biến tướng khác nhau)
Chương ba: Tính thống nhất của các cơ sở đạo đức
Chương bốn: Nguyên tắc vô điều kiện của đạo đức
Chương năm: Tính hữu thực của trật tự đạo đức-tinh thần
Chương sáu: Sự phát triển lịch sử ý thức cá nhân-xã hội trong thời đại chính
Chương bảy: Tiêu chuẩn đạo đức của xã hội
Chương tám: Đạo đức và pháp quyền
Chương chín: Tổ chức đạo đức nhân loại trong chỉnh thể
Kết luận: Ý nghĩa luân lý của cuộc sống trong định nghĩa cuối cùng và sự chuyển sang triết học lý thuyết
Chú thích
Chú giải các tên riêng