Tác giả | PGS.TS. Tống Trung Tín |
ISBN | 978-604-55-4159-3 |
ISBN điện tử | 978-604-355-020-7 |
Khổ sách | 16 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | PGS.TS. Tống Trung Tín |
Số trang | 798 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 2008) là một công trình nghiên cứu được tiến hành quy mô từ nhiều năm trong Chương trình Khảo cổ học 10 năm (từ năm 2000) hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Công trình do PGS.TS. Tống Trung Tín, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) làm chủ biên, với sự tham gia của hơn 30 nhà khảo cổ học và sử học hàng đầu.
Công trình là tập hợp các kết quả nghiên cứu suốt 110 năm từ 1898 đến tháng 8/2008, khi Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính. Năm 1898 là thời điểm thành Hà Nội của vương triều Nguyên bị phá bỏ, những di vật thời Lý - Trần - Lê ở khu vực trung tâm Hà Nội bắt đầu được thu thập nghiên cứu. Đây chính là tổng kết lịch sử của khảo cổ học Hà Nội sau phát hiện đầu tiên từ năm 1896, khi mà người Pháp tiến hành nghiên cứu ngôi mộ gạch Hán ở Cổ Nhuế (Từ Liêm).
Điều đó có nghĩa là lịch sử khảo cổ học Hà Nội được bắt đầu gần như song hành cùng lịch sử khảo cổ học Việt Nam, một lịch sử khá dài với nhiều thời kỳ khác nhau, nhiều thăng trầm khác nhau.
Về kết cấu, ngoài Lời giới thiệu, sách gồm các nội dung:
Chương 1: Vị trí địa lý và lịch sử khảo cổ học Thủ đô Hà Nội trước tháng 8/2008
Chương 2: Khảo cổ học Hà Nội thời đại Đồng thau - Sắt sớm.
Chương 3: Khảo cổ học lịch sử Hà Nội.
Chương 4: Giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích khảo cổ học Hà Nội.
Chương 5: Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích khảo cổ học Hà Nội.
Tiếp theo, sách giới thiệu Bảng thống kê các di tích khảo cổ học Hà Nội phát hiện từ 1898 đến tháng 8/2008 gồm 122 di tích. Cuối cùng là Phụ lục gồm 115 trang ảnh màu giới thiệu các di tích và hiện vật khảo cổ học.
Việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Trước hết, khối tư liệu đồ sộ về khảo cổ học Hà Nội trước năm 1954 hoàn toàn không có hồ sơ khoa học nào để lại. Khối tư liệu từ năm 1954 đến 1998 lưu trữ cũng không thật đầy đủ theo đúng quy định của khảo cổ học. Đầy đủ nhất là tư liệu về khảo cổ học trong 10 năm qua.
Dẫu vậy, Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 2008) cũng giúp chúng ta thấy được phần nào kho di sản vô giá của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, trong đó tiêu biểu là khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long mà từ ngày 01/8/2010 đã trở thành Di sản văn hóa thế giới. Những hiện vật khảo cổ học thu được thực sự là những nhân chứng biết nói một cách trung thực nhất, khách quan nhất. Nó giúp soi tỏ những mảng tối, những góc khuất của lịch sử Thủ đô với hàng nghìn năm tuổi mà lâu nay ta mới chỉ phỏng đoán hoặc đưa ra các giả thuyết do điều kiện hạn chế của tư liệu thành văn.
MỤC LỤC | |
Lời Nhà xuất bản | 5 |
Lời giới thiệu | 7 |
Chương I VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ KHẢO CỔ HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRƯỚC THÁNG 8/2008 | 11 |
I. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình Hà Nội | 11 |
II. Lịch sử khảo cổ học Hà Nội | 17 |
Chương II KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI THỜI ĐẠI ĐỒNG THAU - SẮT SỚM | 31 |
I. Các văn hoá tiền Đông Sơn ở Hà Nội | 31 |
1. Thời kỳ văn hoá Phùng Nguyên | 31 |
1.1. Địa điểm Đồng Vông | 31 |
1.2. Địa điểm Đình Tràng | 37 |
1.3. Địa điểm Đình Chiền | 50 |
1.4. Địa điểm Văn Điển | 59 |
1.5. Địa điểm Gò Cây Táo | 70 |
1.6. Địa điểm Ngõa Long | 72 |
1.7. Địa điểm Đàn Xã Tắc | 75 |
1.8. Phát hiện ngẫu nhiên: rìu đá Tương Mai | 79 |
2. Thời kỳ văn hoá Đồng Đậu | 80 |
2.1. Địa điểm Đình Tràng (lớp văn hoá Đồng Đậu) | 80 |
2.2. Địa điểm Tiên Hội (giai đoạn chuyển từ Phùng Nguyên sang Đồng Đậu) | 81 |
2.3. Địa điểm Xuân Kiều | 92 |
3. Thời kỳ văn hoá Gò Mun | 101 |
3.1. Địa điểm Đình Tràng (lớp văn hoá Gò Mun) | 101 |
3.2. Địa điểm Gò Chùa Thông | 102 |
II. Các địa điểm văn hoá Đông Sơn | 110 |
1. Các địa điểm có tầng văn hóa | 110 |
1.1. Địa điểm Đình Tràng (lớp văn hoá Đông Sơn) | 110 |
1.2. Địa điểm Đường Mây. | 112 |
1.3. Địa điểm Bãi Mèn | 116 |
1.4. Địa điểm Đền Thượng | 125 |
1.5. Địa điểm Đa Tốn | 138 |
1.6. Địa điểm Dương Xá | 139 |
1.7. Địa điểm Trung Màu | 141 |
1.8. Địa điểm Gò Chùa Thông | 144 |
2. Các địa điểm phát hiện ngẫu nhiên | 145 |
2.1. Trống đồng Hà Nội | 145 |
2.2. Địa điểm Cầu Vực | 146 |
2.3. Địa điểm Xóm Nhồi | 148 |
2.4. Địa điểm Xóm Hương | 149 |
2.5. Địa điểm Mả Tre | 149 |
2.6. Địa điểm Hà Phong | 174 |
2.7. Địa điểm Hải Bối | 174 |
2.8. Mộ thuyền Nguyệt Áng | 174 |
2.9. Mộ thuyền sông Tô | 176 |
3. Thành Cổ Loa | 179 |
3.1. Kết quả nghiên cứu thành Cổ Loa | 179 |
3.2. Quy mô, cấu trúc, chức năng và niên đại thành Cổ Loa.... | 192 |
III. Tổng quan khảo cổ học thời đại Đồng thau - Sắt sớm | 199 |
1. Tổng quan vê các di tích tĩên Đông Sơn | 199 |
2. Tổng quan vê các di tích văn hóa Đông Sơn | 207 |
Chương III KHẢO CỔ HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI | 213 |
I. Khảo cổ học lịch sử Hà Nội thế kỷ 1 - 10 | 213 |
1. Di chỉ cư trú: Địa điểm Đàn Xã Tắc | 213 |
2. Di tích kiến trúc: Địa điểm 18 Hoàng Diệu | 218 |
3. Mộ táng | 223 |
3.1. Mộ táng ở khu di tích Cổ Loa | 223 |
a. Mộ Mạch Tràng | 227 |
b. Mộ Cầu Cả | 232 |
c. Mộ Mả Cơ | 235 |
3.2. Khu vực thành phố Hà Nội | 236 |
a. Mộ Hoàng Mai | 236 |
b. Mộ Khương Trung | 241 |
c. Mộ Nam Thăng Long | 243 |
d. Mộ Chùa Giàn | 244 |
e. Mộ Triều Khúc | 246 |
g. Vài nét về các mộ táng thế kỷ 10 ở địa điểm 18 Hoàng Diệu.. | 252 |
3.3. Mộ táng ở khu vực khác | 252 |
* Mộ Đa Tốn | 252 |
II. Khảo cổ học lịch sử Hà Nội thế kỷ 11 - 19 | 254 |
1. Các di tích kiến trúc và cư trú | 254 |
1.1. Địa điểm Đoan Môn | 254 |
1.2. Địa điểm điện Kính Thiên 2008 | 268 |
1.3. Địa điểm Hậu Lâu | 273 |
1.4. Địa điểm Bắc Môn | 295 |
1.5. Địa điểm 5 Hoàng Diệu | 304 |
1.6. Địa điểm 18 Hoàng Diệu | 306 |
1.7. Địa điểm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh | 313 |
1.8. Địa điểm Văn Miếu | 316 |
1.9. Địa điểm 11 Lê Hồng Phong | 319 |
1.10. Khu vực phía Đông điện Kính Thiên | 324 |
1.11. Địa điểm 62 - 64 Trần Phú | 328 |
1.12. Địa điểm Giảng Võ trường | 345 |
1.13. Địa điểm Quần Ngựa | 352 |
1.14. Địa điểm Đàn Xã Tắc | 364 |
1.15. Địa điểm Nam Giao (114 Mai Hắc Đế) | 383 |
1.16. Địa điểm Ngã tư Hàng Đường, Ngõ Gạch | 390 |
1.17. Địa điểm Tràng Tiền Plaza | 391 |
1.18. Địa điểm 47 Hàng Dầu | 406 |
1.19. Địa điểm Chợ Hôm | 412 |
1.20. Địa điểm Đoài Môn (Ủng thành) | 415 |
1.21. Địa điểm Xóm Đồng | 424 |
1.22. Địa điểm Đồng Cổ | 426 |
1.23. Địa điểm Kim Lan | 434 |
1.24. Địa điểm đền chùa bà Tấm | 442 |
1.25. Địa điểm Đức Giang | 451 |
1.26. Địa điểm Cổ Bi | 453 |
1.27. Địa điểm chùa Báo Ân | 463 |
1.28. Địa điểm Hoa Lâm Viên | 472 |
1.29. Địa điểm Long Tửu - Đầu Vè | 476 |
1.30. Địa điểm Xóm Trại Gốm | 486 |
1.31. Địa điểm Gò Guất | 494 |
1.32. Các di tích cự thạch ở huyện Sóc Sơn | 503 |
2. Mộ táng | 506 |
2.1. Mộ quách gô Đình Quán | 506 |
2.2. Mộ quách gô Khuyến Lương | 508 |
2.3. Mộ hợp chất Dương Xá | 513 |
2.4. Mộ hợp chất Cầu Giấy. | 515 |
2.5. Mộ cổ Du Nội | 516 |
2.6. Mộ hợp chất Nhật Tân | 519 |
III. Tổng quan về khảo cổ học lịch sử Hà Nội | 524 |
1. Khảo cổ học lịch sử Hà Nội thếkỷ 1 - 10 | 524 |
2. Khảo cổ học lịch sử thếkỷ 11 - 19 | 528 |
Chương IV GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI | 533 |
I. Hà Nội trong thời kỳ dựng và giữ nước đầu tiên | 534 |
1. Hà Nội trong thời kỳ tiên Đông Sơn | 534 |
2. Hà Nội thời kỳ văn hoá Đông Sơn | 542 |
II. Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử | 562 |
1. Hà Nội thời kỳ 10 thếkỷ sau Công nguyên | 562 |
2. Hà Nội thế kỷ 11 - 19 | 575 |
Chương V BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI SẢN KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI | 613 |
I. Thực trạng của công tác bảo tồn các di sản khảo cổ’ học Hà Nội | 613 |
II. Kiến nghị một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học | 617 |
1. Những thách thức của việc bảo tồn các di sản khảo cổ. | 617 |
2. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng giải pháp bảo tồn | 619 |
3. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản khảo cổ Hà Nội | 620 |
BẢNG THỐNG KÊ CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI | 629 |
PHỤ LỤC | 645 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 761 |
MỤC LỤC | 791 |