Tác giả | PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ |
ISBN | 978-604-55-4161-6 |
ISBN điện tử | 978-604-355-022-1 |
Khổ sách | 16 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ |
Số trang | 846 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam, người ta quan tâm nhiều đến các nguồn tư liệu mang tính so sánh đối chiếu với các tư liệu chính sử. Tuy nhiên không phải lúc nào độc giả cũng có thể tiếp cận, sử dụng nguồn tư liệu ấy. Việc dịch, chú giải các tư liệu nước ngoài về lịch sử Việt Nam là một việc làm đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, sự am hiểu lịch sử và cả một vốn ngoại ngữ đáng kể. Những năm gần đây, những sách tư liệu như vậy đã được xuất bản ngày càng nhiều từ các nguồn tư liệu khác nhau: tư liệu sử Trung Quốc, Nhật Bản, tư liệu, du ký từ nước phương Tây như Anh, Pháp, tư liệu công ty các Đông Ấn... Lịch sử được so sánh, đối chứng, chân thật hơn qua những góc nhìn khác nhau.
Và ở Hà Nội, có một nhà giáo, một nhà sử học từ lâu đã miệt mài với công việc này, đem đến cho bạn đọc nhiều cuốn sách dịch tư liệu rất giá trị. Tên tuổi của ông được độc giả, đồng nghiệp và các nhà khoa học khác ghi nhận. Ông là PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ. Nhiều người khi gặp "thầy Hỷ” đã không khỏi kinh ngạc trước sức làm việc không mệt mỏi của ông. Đều đặn viết, dịch, tra cứu, chú giải... và những bài nghiên cứu, cuốn sách của ông đều đặn xuất bản. Trong ông dường như luôn tiềm ẩn sự bền bỉ, kiên nhẫn và khát vọng cống hiến không ngừng.
Với Nhà xuất bản Hà Nội, với dự án Tủ sách "Thăng Long ngàn năm văn hiến”, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ là một cộng tác viên lâu năm. Trong giai đoạn I của dự án, ông đã chủ trì biên soạn cuốn "Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây" được bạn đọc và người nghiên cứu đánh giá cao về chất lượng khoa học. Tuy nhiên với dung lượng hơn 1.000 trang, cuốn sách chỉ là một phần rất nhỏ trong khối tư liệu mà ông và các cộng sự đã sưu tầm, mong muốn đưa đến tay bạn đọc. ông và Nhà xuất bản đã rất tiếc nuối khi nhiều tư liệu có giá trị khác chưa được xuất bản bởi hạn chế về thời gian, tiến độ dự án. Khi tiếp tục thực hiện dự án giai đoạn II, Nhà xuất bản Hà Nội và PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ đã ưu tiên cho việc tiếp tục khai thác nguồn tư liệu này. Khác với cuốn sách đã xuất bản, cuốn "Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945" lần này tuyển chọn mang tính tập trung hơn. Các tư liệu dừng lại ở trước năm 1945, chưa được các tác giả khác biên dịch, xuất bản. Các tác giả đã rất cẩn thận lựa chọn "những thông tin rất lý thú và bổ ích”, của "những người sống đương thời và chứng kiến tại chỗ”... để đem lại cho bạn đọc và người nghiên cứu những cảm nhận chân thực nhất của "một cái nhìn hiếu kỳ” đến từ phương Tây. Cuốn sách cũng dành dung lượng khá lớn tuyển chọn các văn bản mang tính pháp quy của chính quyền thực dân Pháp, "tạo cơ sở khoa học và trung thực để biên soạn, khảo chứng và phân tích tổng hợp những sự kiện lịch sử của Hà Nội trong thời Pháp thuộc”. Đặc biệt, từ các tư liệu này, bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quan về quá trình chuyển biến hành chính - chính trị và quy hoạch đô thị của Hà Nội. Có thể rút ra rất nhiều bài học giá trị từ quá trình này trong thực tiễn xây dựng và quy hoạch thành phố hiện nay.
"Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945" là cuốn sách được mong đợi ngay từ khi hình thành đề cương. Cuốn sách thể hiện một tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học của chủ biên và nhóm biên dịch qua việc khảo sát, đánh giá rất kỹ về nguồn tư liệu, chất lượng các văn bản dịch, hệ thống chú thích... Cuốn sách chắc chắn sẽ đem lại nhiều thông tin mới, bổ ích cho bạn đọc trong nghiên cứu, tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội.
MỤC LỤC | |
Lời nhà xuất bản | 5 |
Tư liệu phương tây về thăng long - hà nội trước 1945: đôi nét tổng quan | 7 |
PHẦN I THĂNG LONG - HÀ NỘI TRƯỚC 1884 | |
Thăng long - kẻ chợ thế kỷ xvii dưới mắt các chững nhân đương đại phương tây | 37 |
Thăng long - kẻ chợ thế kỷ xviii qua các du ký của a. De rhodes, f. Marinivaw. Dampier | 40 |
Tết nguyên đán ở kinh đô thăng long dưới cái nhìn của vị giáo sĩ thiên chứa phương tây | 95 |
Đời sống trong xã hội an nam xưa | 99 |
Trích báo cáo của ngài b.robertson về chuyến đi thăm hải phòng và hà nội xứ bắc kỳ - trình bày trước lưỡng viện quốc hội theo lệnh của nữ hoàng | 152 |
Hiện tình xứ tunkin, cochinchine và các vương quốc cam bốt, lào và lạc thổ | 156 |
PHẦN II HÀ NỘI SAU 1884 | |
Vấn đề nhà đất trong khu phố cổ hà nội thời pháp thuộc | 297 |
Khu phố tây và khu phố mới (tư liệu) | 493 |
Hà nội năm 1900 | 577 |
Tỉnh hà đông buổi đầu thành lập (1904 - 1905) | 622 |
Thành phố hà nội năm 1905 | 629 |
Nhà thương và nhà hộ sinh bảo hộ bản xứ | 684 |
Sự phát triển của thành phố từ 1897 đến cuối năm 1904 | 693 |
Giáo dục hà nội thời pháp thuộc thông tư về "học chính tổng quy ở đông dương" | 719 |
Trường "lít-xê an-be-sa-rô hà nội” | 741 |
Đại học đông dương (universitếindochinoise) | 758 |
Niên giám biên niên đại học hà nội niên khóa 1931 - 1932 [trích dịch) | 765 |
Ngành nghề thủ công trong tỉnh hà đông (bắc kỳ) | 777 |
Kỹ nghệ của các xưởng thủ công mỹ nghệ bản xứ trong tỉnh hà đông | 782 |
Những chợ của tỉnh hà đông | 798 |
PHỤ LỤC | |
Các địa danh và đơn vị đo lường cổ dùng trong sách | 816 |
Vùng đất hà nội mở rộng trong thời pháp thuộc | 818 |
Thư mục tham khảo | 833 |