Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Tuyển tập ký - tản văn xứ Đoài
4.5
128
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảBằng Việt
ISBN978-604-55-4149-4
ISBN điện tử978-604-339-981-3
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcBằng Việt
Số trang1104
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Năm 2008, thành phố Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính ra phía tây và tây bắc thì xứ Đoài đã trở thành một phần của Hà Nội. Từng tấc đất, thôn làng nơi đây đều chứa đựng đa dạng những di sản văn hóa. Bản sắc riêng và độc đáo của vùng Văn hoá Xứ Đoài đã góp phần làm giàu thêm văn hoá Thủ đô. Vì vậy, trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến do Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức thực hiện cần bổ sung những mảng màu còn thiếu trong kho tàng tư liệu, văn hóa, văn học dân gian của Thăng Long - Hà Nội hôm nay khi Hà Tây đã hợp nhất vào Hà Nội; những đề tài, công trình nghiên cứu về văn hoá Xứ Đoài cần được thực hiện trong dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II. Do đó, "Tuyển tập ký - tản văn Xứ Đoài” là cuốn sách cần thiết bổ sung thêm cho vùng đất mới từ khi Hà Nội mở rộng thêm ra phía tây và tây bắc, bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ mà các tác giả và tác phẩm của vùng đất này cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong văn học Việt Nam từ thời Trung đại đến nay mà bộ sách "Tuyển tập ký -tản văn Thăng Long - Hà Nội” xuất bản năm 2010 còn hạn chế. Những giá trị văn chương nói riêng về ký và tản văn của vùng đất nổi tiếng từ xưa mệnh danh là vùng Văn hoá Xứ Đoài có những đóng góp rất riêng, rất đặc trưng của Xứ Đoài vào văn chương vùng đất đế đô Thăng Long ngàn năm.

Trong "Tuyển tập ký - tản văn Xứ Đoài”, thể loại bài viết được chọn đưa vào cuốn sách là những bài văn cổ điển mang tính chất “văn - sử - triết bất phân", các bài văn cận và hiện đại mang tính nhật ký, ghi chép, bút ký, ký sự, tạp bút, tiểu phẩm ngắn, một số tiểu luận có tính văn học và một số bài phóng sự có nét báo chí, thời sự phù hợp với tiêu chí cuốn sách và mở rộng sang một số truyện ký nhất là truyện ký lịch sử hoặc dã sử. Những tác phẩm được tuyển chọn vào tuyển tập này là khá đa dạng và phong phú nhưng gắn với tiêu chí tác phẩm không xuất phát từ hư cấu, thể hiện được chủ kiến hoặc cái tôi của người trực tiếp tham dự, mục kích sự việc hay trực tiếp dẫn dắt miêu tả sự việc. Đặc biệt ở tiêu chí lựa chọn tác giả là người của vùng quê Xứ Đoài, tức là vùng Hà Đông, Sơn Tây hiện nay, hoặc một số vùng lân cận được quy ước là vùng đất Xứ Đoài thuộc trấn Sơn Tây và một phần trấn Sơn Nam Thượng giáp với Sơn Nam Hạ xưa kia, một phần lan sang cả đất Hoà Bình và Hà Nam, mà thành cổ Sơn Tây chính là thị tứ trung tâm của cả vùng đất cổ này, nằm ở phía tây kinh thành Thăng Long tứ trấn đã hình thành từ thế kỷ XV.

Để bạn đọc tiếp cận cuốn sách được dễ dàng, Ban biên soạn đã phân chia nội dung các bài viết theo trục thời gian: từ thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XIX, từ đầu thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI. Ở mỗi giai đoạn có thể có người viết nhiều, người viết ít nhưng Ban biên soạn căn cứ trên hai tiêu chí nêu trên để tuyển chọn nhằm tăng tính đa dạng, tính đại diện, thể hiện những nét độc đáo của văn học Xứ Đoài trong nền chung của văn học Thăng Long - Hà Nội.

Xem đầy đủ
MỤC LỤC
* Lời Nhà xuất bản     5
* Lời giới thiệu            7
Phần I- TỪ THẾ KỶ XIV ĐẾN cuối thế kỷ XIX 
1. TRẦN THẾ PHÁP - VŨ QUỲNH - KIỀU PHÚ 
Lĩnh Nam chích quái (trích):                     23
- Truyện núi Tản Viên         23
- Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không            25
2. NGUYỄN PHI KHANH (1355 - 1428) 
- Bài ký động Thanh Hư     31
3. NGUYỄN TRÃI (1380 - 1442) 
- Quân trung từ mệnh tập (trích)  35
- Lam Sơn thực lục   39
4. NGÔ THÌ NHẬM (1746 - 1803) 
- Hành trạng ba vị tổ sư      66
- Bàn về văn (Viết cho ông em thứ hai)    79
5. PHAN HUY ÍCH (1751 - 1822) 
- Lời tựa tập Ngô gia văn phái      88
- Tựa quyển Trúc Lâm Đại chân Viên giác thanh            91
6. PHAN HUY CHÚ (1782 - 1840) 
- Hải trình chí lược (trích)  94
7. NGUYỄN VĂN SIÊU (1799 - 1872) 
Phương Đình văn tập (trích):        108
- Hai loại văn chương         108
- Rõ là một áng văn chương của tạo hóa  112
- Thư viết cho Trần Đức Anh         113
- Hành trạng tiên sinh Bùi Tồn Am tướng công 117
Phần II- TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN đầu thế kỷ XXI 
A. Giai đoạn 1900 đến 1945 (Cận đại) 
1. NGUYỄN BÁ HỌC (1857 - 1921) 
- Câu chuyện một tổì của người tân hôn 137
2. NGUYỄN THƯỢNG HIỀN (1868 - 1925) 
- Điện Long Vương  145
3. PHAN KẾ BÍNH (1875 - 1921) 
- Việt Nam phong tục (trích)         151

4. NGUYỄN ĐỖ MỤC (1866 - 1949)

- Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải  

162
5. NGUYỄN ĐÔN PHỤC (1878 - 1954) 
- Khảo luận về cuộc hát ả đào        168
6. NGUYỄN VĂN VĨNH (1882 - 1936) 
- Gì cũng cười           191
- Nghề hát bội của ta và nghề diễn kịch của người Âu châu193
- Hương Sơn hành trình     194
7. TẢN ĐÀ (1889 - 1939) 
- Giấc mộng lớn (trích)       209
- Chùm tạp văn và tiểu phẩm: Đám ma ông Lý Phèo; Người An Nam; Người làm văn; Chợ Trời; Cụ Nguyễn Trãi; Trai thì loạn, Thu lôi tiêm       220
8. PHẠM QUỲNH (1892 - 1945) 
- Trẩy chùa Hương  233
9. NGUYỄN MẠNH BỔNG (? - 1952) 
- Ai giết người?        247
10. LÊ THANH (1913 - 1944) 
- Ông Nguyễn Khắc Hiếu (trích Ba người thợ cần mẫn)   261
B. Giai đoạn 1945 đến 2010 (Đương đại) 

1. HOÀI AN (1926 - 2000)

- Đồng cỏ Mộc Châu           

267

2. MAI ANH (Sinh năm 1935)

- Người chị bạn        

277

3. TẠ DUY ANH (Sinh năm 1959)

- Thê' giới của tôi     

280

4. NGUYỄN VIỆT CHIẾN (Sinh năm 1952)

- Mưa tháng Giêng - mùa lại về trên xuân quê hương 

288

5. ĐÀO NGỌC CHUNG (Sinh năm 1939)

- Bát canh rau dền đỏ          

295

6. QUANG DŨNG (1921 - 1988)

- Sườn bắc Tản Viên 

300
- Vào mùa chim ngói dưới chân núi Ba Vì           318

7. PHAN VĂN ĐÀ (Sinh năm 1938)

- Điểm sáng Cổ Đô (trích):

+ Nơi vùng đất cổ “Sơn thủy hữu tình"   

328
+ Danh nhân quê hương     334
+ Làng họa sĩ 344

8. TRẦN ĐĂNG (1921 - 1949)

- Những ngày cuổỉ năm      

             350
9. LÊ TẤT ĐIỀU (Sinh năm 1942) 
- Cỏ hoang     365
10. YÊN GIANG (Sinh năm 1942) 
- Sơn Tây và vùng văn hóa cổ Ba Vì (trích)          381
11. NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ (Sinh năm 1949) 
- Một góc thu Hà Nội          403
- Thương nhớ ngày xưa      406
12. NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI (Sinh năm 1944) 
- Ốc biển        410
- Tình nhà quê                      416
13. ĐẶNG HIỂN (Sinh năm 1939) 
- Người học trò trên chuyến tàu năm ấy. 422
- Chuyện học văn thời nhỏ 428
- Một giờ với một thế' kỷ.   433
14. TÔ HOÀI (1920 - 2014) 
- Vỡ tỉnh        439
15. NGUYỄN TRÍ HUÂN (Sinh năm 1947) 
- Mặt cát        463
- Cập bến       508
16. ĐINH HÙNG (1920 - 1967) 
- Tìm về những mùa xuân dĩ vãng:          530
+ Một tài năng sớm tàn       531
+ Những người bạn một thời         534
17. NGUYỄN VĂN HUYÊN (1908 - 1975) 
- Danh sách các thần tiên Việt Nam (trích)          538
18. NGUYỄN QUANG HƯNG (Sinh năm 1980) 
- Đất Thiền    581
- Trở về những quê hương tâm linh         584
19. ĐỖ TRUNG LAI (Sinh năm 1950) 
- Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu   588
20. TRỌNG LANG (1905 - ?) 
- Trong sương gió    598
- Làm tiền (trích)      603
21. NGUYỄN HIẾN LÊ (1912 - 1984) 
- Trên đường thiên lý.         621
- Đất Hà Tiên với họ Mạc và họ Lâm       635
- Làng tôi ngoài Bắc trong thời nông nghiệp ba hạng dân: giàu, trung lưu, nghèo 649
22.  VÂN LONG (Sinh năm 1934) 
- Chiều êm ả ngấm như men rượu                       667
23. NGUYỄN VĂN PHÚC (1917 - 1983) 
- Tôi với Tản Đà (trích)       679
24. GIANG QUÂN (1927 - 2016) 
- Gian nan đi tìm quê                      687
- Chuyện dân gian ở làng   691
25. PHẠM THANH QUÝ (Sinh năm 1972) 
- Cá chép tiến vua    699
- Miến làng So          703
26. NGUYỄN BẮC SƠN (Sinh năm 1941) 
- Ba Vì, truyền thuyết và thực tại              706
- Làng Nủa đô thị hóa         713
27. VƯƠNG TÂM (Sinh năm 1946) 
- Đôi mắt Xứ Đoài    721
- Hồn xưa bóng tháp           725
- Nỗi nhớ sô' 111      731
- "Phượt" chợ làng nghề Hà Nội    735
28. PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO (Sinh năm 1959) 
- Cây cầu sắt nhiều tuổi nhất         741
- Ba Vì có con bò vàng         745
- Làng Chùa một ngày xuân          749
29. QUÝ THÁP (Sinh năm 1944) 
- Có một tổ ấm - mẹ hiền    755
- Cuộc chiến với thủy quái 764
30. BÙI BÌNH THI (1939 - 2016) 
- Chuyện hàng xóm 771
- Tôi làm tạp chí của Hội Nhà văn thời ấy.          774
- Ruộng treo  790
- Cà phê trong một cõi nhân gian  793
31. KIỀU XUÂN THỦY (Sinh năm 1950) 
- Mùa quả ngọt         806
32. KHUẤT QUANG THỤY (Sinh năm 1950 ) 
- Chùa làng   820
33. NGUYỄN THỊ ANH THƯ (Sinh năm 1959) 
- Nhớ dáng bà xưa   844
- Lặng lẽ Nguyễn Kiên        846
34. NGUYỄN HỮU THỨC (Sinh năm 1955) 
- Chuyện củ sắn ở làng Sấu Chợ   850
35. NGUYỄN TUÂN (1910 - 1987) 
- Trên đỉnh non Tản 864
- Chén rượu vĩnh biệt         881
- Có ba phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ tán 889
36. HOÀNG MINH TƯỜNG (Sinh năm 1948) 
- Canada màu phong đỏ     908
- Mối tình tàu điện   947
- Đi tìm nhà văn Lan Khai  956
37. TRẦN LÊ VĂN (1923 - 2005) 
- Ở Xứ Đoài ngẫm bạn văn chương          968
38. BẰNG VIỆT (Sinh năm 1941) 
- Trên những ngả đường miền Tây.          978
39. TRẦN CHINH VŨ (Sinh năm 1939) 
- Nửa đời nhìn lại    1000
- Ở ngã ba công trường       1003
40. NGUYỄN KHẮC XƯƠNG (1922 - 2018) 
- Truyền thuyết Trưng Vương (trích)       1017
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1006
Đang trực tuyến:
0
Khách:
1
Số lượng sách:
4994